Câu Chuyện Thất Bại khi đầu cơ Tên Miền Việt Nam
Tiếp theo loạt bài về các tên miền Việt Nam triệu đô. Ở phần ba DIGISTAR chia sẽ đến các bạn Câu Chuyện Thất Bại về một loạt tên miền ở Việt Nam từng có giá triệu đô, từng đình đám những năm 2006 đến 2010 rồi dần chìm vào quên lãng cũng như thất bại.
Vào giữa năm 2007, giới trẻ ở TP.HCM cũng như Hà Nội đặc biệt rất thích vào trang Sonic.vn để nghe, tải nhạc và trao đổi thảo luận. Trang web này nổi tiếng và thu hút rất nhiều công ty truyền thông mạng đặt vấn đề hợp tác quảng cáo, kinh doanh, phát triển cũng như đầu tư cả triệu đô la vào. Thế nhưng chỉ trong vòng chưa đầy hai ba năm sau thì không còn ai nhớ tới Sonic.vn nữa, bây giờ có nghe nhạc thì người ta chỉ biết đến Nhaccuatui.vn, Zing Music,… Về SONIC cũng như những nguyên nhân khiến nó thất bại DIGISTAR sẽ có một bài viết khác chi tiết hơn.
Trước đó một vài năm (khoảng 2004, 2005) khi mà diễn đàn mua bán rao vặt 5giay.vn chưa ra đời cũng như định hình thì cư dân mạng mua bán đồ công nghệ, vi tính, điện tử đa phần đều vào trang PPCVN.COM để tham khảo và ra quyết định cũng như trao đổi, thảo luận. Trang này nổi tiếng đến nỗi giữa năm 2005 có một nhóm nhà đầu tư đề nghị mua lại với giá lên tới vài chục tỷ đồng. Chỉ đáng tiếc một điều là sai lầm trong chiến lược điều hành, quản lý diễn đàn đã đẩy hoạt động của nó vào quên lãng rồi dần biến mất trên thị trường. Tới nay thì cơ bản tên miền cũng đã bị đánh cắp như một phát súng ân huệ cuối cùng dành cho ban quản trị diễn đàn này.
Khoảng cuối 2008 cho đến tháng 4/2009 khi Yahoo Việt Nam tuyên bố đóng cửa thì có một lượng thành viên của nó chuyển qua mạng xã hội 9kute.com (một trang blog theo hướng thay thế yahoo) khiến chỉ trong thời gian khoảng ba bốn tháng thì thu thập được hơn 100.000 thành viên (một con số tăng trưởng khủng khiếp lúc bấy giờ). Theo đó, 24h.com.vn (ở Việt Nam) và một tập đoàn truyền thông online của Nhật (sở hữu một trang mạng xã hội khác đứng thứ 4 ở Nhật) rất quan tâm đến dự án đã đặt vấn đề rót vốn đầu tư cũng như hợp tác. Rất tiếc khủng hoảng nội bộ những người sáng lập công ty sở hữu dự án này đã đẩy trang web này tới bờ vực và rất nhanh cũng chỉ trong vài tháng nó sụp đổ như chưa từng xuất hiện. Chúng tôi sẽ còn đề cập đến trang này trong loạt bài về tên miền Việt Nam triệu đô.
Gần đây nhất là sự sụp đổ của tên miền Haivl.com sau khi được mua lại với giá 1,5 triệu đô la. Chỉ trong một đêm sau lệnh cấm của bộ thông tin và truyền thông, tên miền và dự án này chính thức khai tử. Đó chính là lời cảnh tỉnh cho một bộ phận không nhỏ giới IT về việc tận dụng phát triển công nghệ để kiếm tiền bất hợp pháp.
Bằng nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp tên miền, hosting, cloud vps – cloud server DIGISTAR cho rằng tìm hiểu và rút kinh nghiệm những thất bại dự án trong quá khứ sẽ tạo nền tảng vững chắc trong thành công hôm nay.
Theo đó, để gầy dựng và triển khai dự án công nghệ thông tin thành công thì DIGISTAR khuyến cáo phải lưu ý đặc biệt từ khâu đăng ký tên miền, quản trị dns tên miền và đặc biệt là nên mua tên miền Việt Nam, cloud vps – cloud server (công nghệ mới và hiện đại nhất 2015) từ những nhà cung cấp tiên phong trên thị trường, có nhiều năm kinh nghiệm và thương hiệu để tránh công sức gầy dựng và phát triển dự án đổ sông đổ biển.
Và thay cho lời kết là sự động viên của DIGISTAR với anh em đam mê IT mong muốn có những dự án, đóng góp sáng tạo cho ngành công nghệ thông tin nước nhà cùng với lời cam kết sẽ tư vấn, hỗ trợ miễn phí cho những chủ sáng lập dự án chứng minh được tính nhân văn và cộng đồng.