4.3/5 - (11 bình chọn)

Google tạo ra 1 nền tảng ứng dụng rất mạnh trên website (còn gọi là web app) giúp cho mọi người có thể sử dụng để làm việc rất nhanh và thuận tiện, đó là Google app free và phiên bản dành cho doanh nghiệp là G Suite. Vậy sự biệt giữa G Suite và Google App free là gì?

su khac biet giua g suite va google app free 2

I. Google App free

Chắc hẳn các bạn đã từng sử dụng các ứng dụng như Gmail, Drive, Hangouts, Calender,… Đây đều là những  ứng dụng gọi là Google App free được cung cấp miễn phí bởi Google dành cho mọi đối tượng trên khắp thế giới. Chỉ cần đăng ký 1 tài khoản Google là bạn đã có thể sử dụng tất cả các ứng dụng trên.

Cái gì có chữ free (miễn phí) thì thường có những giới hạn nhất định, vì thế gói free này chủ yếu dành cho các cá nhân hoặc hộ gia đình, các nhóm làm việc nhỏ… Chi tiết về thông số của bản free :

  • 15Gb lưu trữ đám mây
  • Hỗ trợ kỹ thuật Không
  • Cam kết uptime 99% Không
  • Tích hợp MS Outlook Không
  • Quản lý thiết bị di động Không
  • Bảo mật, kiểm soát và tùy chỉnh nâng cao…

II. G Suite

Đây là giải pháp dành riêng cho các doanh nghiệp vừa và lớn, là phiên bản nâng cấp của Google App free. Bạn phải trả một khoản tiền theo user/tháng để được trải nghiệm các tính năng cao cấp mà bản free không có. Đặc biệt là các tính năng như Không giới hạn dung lượng lưu trữ tài liệu, hỗ trợ 24/7 và đảm bảo uptime 99%.

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa G Suite và Google App free:

su khac biet giua g suite va google app free 1
su khac biet giua g suite va google app free

Nhìn trên bảng so sánh, chúng ta cũng thấy được G Suite được hỗ trợ nhiều tính năng và linh hoạt hơn rất nhiều so với bản free, tất nhiên thôi – tiền nào của nấy mà.

III. Tại sao các doanh nghiệp nên sử dụng G Suite thay vì Google app free ?

Ngoài những tính năng vượt trội dễ thấy của G Suite so với Google app free trong bảng trên, còn có 3 lý do cốt lõi khiến G suite trở thành lựa chọn tối ưu dành cho các doanh nghiệp.

1. Tích hợp nhiều hơn và cập nhật thường xuyên

Bất kỳ một sản phẩm ứng dụng nào cũng đều có một số lỗi nhất định, bạn có biết hệ điều hành Windows 10 của Microsoft đã phải trải qua bao nhiêu bản cập nhật để có thể chạy ổn định như hiện nay không? Mọi ứng dụng hơn nhau là ở chỗ đó, nhà phát triển sẽ dựa vào các report từ phía khách hàng để fix các lỗi để hoàn thiện chúng hơn. Với G Suite, Google luôn cập nhật thường xuyên dựa trên hành vi và report của hàng tỷ người dùng trên toàn thế giới vì thế chúng ta có thể yên tâm về chất lượng cũng như độ  bảo mật khi sử dụng. Dưới đây là một số các cập nhật và tích hợp của các ứng dụng trong G suite:

  • Hangouts: Hangouts đã được Google phát triển thành hai ứng dụng với hai tính năng chuyên biệt là Hangouts Meet và Hangouts Chat. Hangouts Meet hỗ trợ video conference (hội nghị truyền hình) và có thể kết nối tới 25-50 điểm cầu mà không yêu cầu người dùng phải tạo tài khoản, download, plugin hay các công đoạn rắc rối khác, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng gặp mặt với đối tác, khách hàng bất kể không gian và thời gian. Hangouts Chat tạo nên các phòng chat ảo, được tích hợp sâu với các ứng dụng khác nhằm giúp người dùng nhanh chóng kết nối và chia sẻ thông tin.
  • Google Sheets: Gần đây Google đã mang đến một loạt các cập nhật trong Sheets nhằm giúp khách hàng có thể tự động hóa công việc của mình như Macro, gợi ý sẵn các biểu đồ dựa trên dữ liệu có sẵn,…
  • Admin console: Tại giao diện admin console của G Suite, admin có nhiều quyền kiểm soát và quản lý hơn, ví dụ như quản lý độ dài các phiên truy cập của người dùng. Hết thời hạn truy cập đã cài đặt trước (6 giờ, 1 ngày, 1 tuần,…) người dùng sẽ tự động bị log out.

2. Khả năng kiểm soát và bảo mật nâng cao

Là ông lớn tiên phong trong các lĩnh vực máy học, AI, Big Data,… Gmail của Google là một ứng dụng tuyệt vời với bộ lọc spam kinh điển dù bạn sử dụng bản miễn phí hay trả phí. Bên cạnh các tính năng bảo mật cơ bản, G suite còn mang đến những khả năng kiểm soát và bảo mật nâng cao mà mỗi doanh nghiệp cần đến như:

  • Custom filtering and content policies: Admin có thể tự tạo ra các spam filter dành riêng cho công ty mình, bỏ qua (không filter) các email được gửi từ cùng doamain, tạo “approved sender list” – danh sách những email/domain có thể tin tưởng được khi họ gửi email đến. Bên cạnh đó, admin cũng có thể thiết lập các chính sách để quản lý email chứa những nội dung nhất định. Ví dụ: hệ thống có thể không cho gửi đi những email nghi ngờ chứa thông tin nhạy cảm liên quan đến công ty.
  • Email retention policies: Với sự hỗ trợ của Google Vault, admin có thể quản lý và cài đặt Vault để lưu trữ dữ liệu trong một khoảng thời gian nhất định, kể cả khi người dùng đã xóa chúng khỏi hòm thư và thùng rác.
  • IP address whitelist và (user managed) blacklist: Admin có thể tạo ra danh sách các địa chỉ IP mà doanh nghiệp có thể chấp nhận hoặc block các email gửi từ địa chỉ đó. Chính người dùng trong công ty cũng có thể tạo blacklist trong phần cài đặt.
  • Lựa chọn tắt các chức năng kết nối IMAP, POP3 và rất nhiều lựa chọn khác về email routing, inbound/outbound gateway,…

3. Hỗ trợ và đảm bảo

Một dịch vụ chất lượng là khi họ dám cam kết đảm bảo về chất lượng, khi sử dụng G suite, các bạn sẽ được đảm bảo 99,99% uptime. Không chỉ thế, các bạn còn được hỗ trợ 24/7 khi gặp lỗi hoặc có các thắc mắc về dịch vụ cần giải đáp. Và với mạng lưới đối tác (partner) từ khắp nơi trên thế giới, rào cản về nhân lực và ngôn ngữ khi hỗ trợ kỹ thuật trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn bao giờ hết.

DIGISTAR là một trong các đối tác của Google, với 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực lưu trữ dữ liệu và điện toán đám mây. Quý khách có thể yên tâm về khả năng hỗ trợ kỹ thuật cũng như mức giá cực tốt khi mua giải pháp G suite tại DIGISTAR.