Thiết bị của bạn sử dụng chuẩn WiFi nào?
[lead]
Vào một ngày đẹp trời, khi bạn đến quán cafe để tán gẫu với bạn bè, rồi kết nối WiFi để lướt facebook chém gió các kiểu. Thế nhưng chẳng hiểu tại sao, điện thoại hay máy tinh của tụi bạn thì kết nối WiFi chạy ầm ầm, trong khi đó điện thoại của mình thì chẳng vào được, cho dù mình đã nhập đúng password, đã thế mình còn sử dụng điện thoại xịn hơn tụi nó, hẳn iphone 7 hẳn hoi? Và nếu nguyên nhân không phải do sóng WiFi yếu, địa chỉ của bạn bị chặn,..thì còn một nguyên nhân có thể xảy ra để giúp bạn giải đáp thắc mắc chính là thiết bị mà bạn đang sử dụng chuẩn WiFi không hợp với chuẩn WiFi của Việt Nam. Vậy để biết chuẩn WiFi là gì và Việt Nam hiện đang sử dụng chuẩn WiFi nào, các bạn hãy xem qua nội dung bài viết sau:
[/lead]
Chuẩn WiFi là gì?
Do một tổ chức công nghệ IEEE (Institute of Electrical and Electronics Engineers) định nghĩa nên. Dùng để thống nhất một chuẩn chung cho nhiều giao thức kỹ thuật khác nhau và nó sử dụng một hệ thống số nhằm phân loại chúng; 4 chuẩn thông dụng của WiFi hiện nay là 802.11a/b/g/n.
Các chuẩn WiFi
1. Chuẩn 802.11
- Được tổ chức IEEE giới thiệu đầu tiên vào năm 1997.
- Hỗ trợ cho băng thông tối đa là 2Mbps.
- Sử dụng tần số vô tuyến 2.4 GHz.
- Nhược điểm : số lượng băng thông quá thấp, dẫn đến việc khó khăn trong việc truyền tải dữ liệu.
2. Chuẩn 802.11b
- Được phát triển từ chuẩn 802.11 sơ khai. Vào 7/1999, tổ chức IEEE đã cho ra đời một chuẩn mới đó là 802.11b.
- Hỗ trợ băng thông tối đa 11Mbps và có sự tương quan với Ethernet truyền thống.
- Sử dụng tần số vô tuyến là 2.4 GHz giống như chuẩn 802.11
- Thích hợp cho các mạng gia đình
- Giá thành tương đối rẻ, tín hiệu tương đối tốt trong phạm vi cho phép.
- Nhược điểm: Tốc độ băng thông vẫn còn rất thấp, dễ xảy ra hiện tượng nhiễu do có nhiều thiết bị sử dụng dải tần 2.4 GHz này như: điện thoại không dây, lò vi sóng,…
3. Chuẩn 802.11a
- Được tạo đồng thời với chuẩn 802.11b. Tuy nhiên chuẩn 802.11a không được sử dụng rộng rãi vì giá thành cao hơn và vì sự sử dụng phổ biến và nhanh chóng của chuẩn 802.11b.
- Thích hợp cho các mô hình mạng doanh nghiệp.
- Hỗ trợ băng thông tối đa lên đến 54 Mbps.
- Sử dụng tần số vô tuyến là 5GHz.
- Ưu điểm: tốc độ cao, tần số 5GHz tránh được tình trạng nhiễu từ các thiết bị khác.
- Nhược điểm: giá thành tương đối cao, phạm vi hoạt động hẹp và dễ bị che khuất.
4. Chuẩn 802.11g
- Được ra mắt vào khoảng năm 2002-2003. Là sự kết hợp giữa 2 chuẩn 802.11a và 802.11b.
- Hỗ trợ băng thông tối đa là 54Mbps
- Sử dụng tần số 2.4GHz
- Ưu điểm: tốc độ cao, phạm vi tín hiệu hoạt động lớn và tốt hơn, ít bị che khuất
- Nhược điểm: giá thành tương đối cao so với 802.11b, các thiết bị sử dụng chuẩn này có thể bị nhiễu từ các thiết bị sử dụng cùng tần số 2.4GHz.
5. Chuẩn 802.11n
- Được ra đời vào khoảng năm 2009, nhằm cải thiện cho chuẩn 802.11g với tổng số băng thông được hỗ trợ bằng cách tận dụng các tín hiệu không dây và angten (Công nghệ MIMO).
- MIMO: sử dụng nhiều ăng-ten thông minh để xử lý các luồng dữ liệu lớn thay vì 1 ăng-ten đơn như các công nghệ khác bằng kỹ thuật ghép kênh và phân chia không gian.
- Hỗ trợ băng thông tối đa là 100Mbps .
- Hoạt động trên 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz.
- Tương thích với các thiết bị sử dụng chuẩn 802.11g
- Ưu điểm: tốc độ nhanh, phạm vi hoạt động tín hiệu tốt, các khả năng chống nhiễu tốt từ các thiết bị khác sử dụng cùng bằng tần.
- Nhược điểm: giá thành tương đối cao
6. Chuẩn 802.11ac
- Được mở rộng từ chuẩn 802.11n
- Hỗ trợ băng thông tối thiểu là 1Gbps. Đối với 1 liên kết lẻ tối thiểu là: 500Mbps.
- Hoạt động ở tần số 5GHz
- Sử dụng công nghệ MIMO như chuẩn 802.11n (lên đến 8 luồng dữ liệu). Ngoài ra còn có thể sử dụng được cho các kênh có băng thông rộng RF (160MHz, 80Mhz).
7. Chuẩn 802.11ad
- Hỗ trợ băng thông lên đến 70Gbps
- Hoạt động ở dải tần 60GHz (Chịu sự hấp thu của khí Oxy trong không khí, vì vậy sóng vô tuyến có thể ảnh hưởng vì lý do này. Chỉ thích hợp cho các kết nối mạng point to point, các ứng dụng sử dụng angten hướng sóng cao).
Việt Nam đang sử dụng chuẩn WiFi nào?
Tất cả các chuẩn WiFi trên Việt Nam đều có sử dụng. Tuy nhiên, chuẩn WiFi đang được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là 802.11g và 802.11n. Nhưng được sử dụng nhiều nhất vẫn là 802.11n, hoạt động ở 2 dải tần 2.4GHz và 5GHz.
Ngày nay một số thiết bị mới được sản xuất ở Việt Nam đã sử dụng các chuẩn 802.11ac hay thậm chí là 802.11ad. Tuy nhiên số lượng này chưa nhiều (mặc dù ở các nước phương Tây đã sử dụng rất phổ biến) và một phần chưa phù hợp với hạ tầng mạng còn hạn chế ở nước ta hiện nay.
Lời kết:
Qua bài viết trên, bạn có thể phần nào hình dung được các chuẩn WiFi là gì và Việt Nam đang sử dụng chuẩn WiFi phổ biến nào. Hi vọng trong tương lại, Việt Nam có thể phát triển lên một tầng cao mới để có thể sánh kịp với các cường quốc công nghiệp, để chúng ta có thể được trải nghiệm sự tiên tiến vượt bậc của công nghệ lúc bấy giờ.
Tác giả: Phạm Huấn Ly