Việc đề xuất giải pháp SEO cho website của khách hàng hiện nay là cấp bách. Bởi, ngày nay SEO đang ngày càng cạnh tranh rất cao trong thị trường. Vì vậy, việc đề xuất SEO cho khách hàng nên nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh. Vừa giữ được khách hàng cho mình và cũng mang đến cho họ tình trạng trang web.
Đề xuất SEO cần có những bước sau:
- Hãy giới thiệu, ban là ai? Ngắn gọn về cá nhân hoặc công ty.
- Nói về sự khác biệt giữa mình với đối thủ cạnh tranh. Giải thích – cung cấp các thông tin mình mà bạn đã làm cho khách hàng biết.
- Đưa ra một số công cụ hay cách làm. Sẽ giúp website của khách hàng được tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh.
- Liệt kê các website đã làm, tạo cho khách hàng sự tin tưởng và lựa chọn mình. Có thể là đánh giá hay số liệu có kết quả tuyệt vời.
Phần trên là giới thiệu, có thể ngắn gọn. Nên ghi điểm nhấn và cung cấp cho khách hàng tiềm năng một cái nhìn sâu hơn về cá nhân hay công ty bạn.
Khi đề xuất SEO gửi cho khách hàng. Điều quan trọng là phải đảm bảo khách hàng hiểu được lợi ích và giá trị thực của đề xuất đó. Phải thật dễ hiểu để một khách hàng mới chưa biết đến dịch vụ SEO là gì. Nhưng khi họ xem cũng cảm nhận được độ tin cậy và giá trị của dịch vụ mà họ sắp mua.
Đề xuất SEO những thông tin cần thiết về website của khách hàng
Các khách hàng mới, họ thường không quen với dịch vụ. Họ đã từng nghe đến SEO và họ biết nó nhưng thực sự họ không hiểu và không biết SEO hoạt động như thế nào. SEO quá trừu tượng đối với các khách hàng. Vì vậy, đề xuất của bạn đảm bảo rằng, giải thích các chi tiết để họ hiểu được phạm vi công việc. Những lợi ích họ sẽ nhận được và thời gian để làm.
SEO là một thuật ngữ rộng. Do đó, sau khi đề xuất và giải thích cách thức hoạt động về website của khách hàng. Bạn nên kiểm tra website của họ. Để biết đang trong tình trạng gì và xác định yếu tố cải thiện SEO của trang web như thế nào.
Sau khi kiểm tra và xác định yếu tố cải thiện, bạn thực hiện tiếp theo sau:
- Nghiên cứu từ khóa: quy trình từ khóa này là cơ hội tốt nhất cho khách hàng. Để kết nối với đối tượng mục tiêu và sẽ xuất hiện khi đối tượng đó tìm kiếm.
- Nghiên cứu đối thủ cạnh tranh của trang web khách hàng. Xem các đối thủ đó đang hoạt động như thế nào và mình cần làm gì.
- Chiến lược – nội dung: mở rộng trang web và tạo thêm nội dung trên trang web. Thông qua blog hay trang web được nhắm mục tiêu.
- Xây dựng liên kết: lên chiến lược nhắm và đạt được mục tiêu liên kết trỏ về lại trang web của khách hàng.
- Tối ưu danh sách các thay đổi và nâng cấp kỹ thuật. Nhằm giúp trang web đáp ứng các yếu cầu và thực tiễn tốt nhất do google thiết lập.
Tóm lại:
SEO thường sẽ không kết thúc ngay trong một lần. Bởi vì nó là cả một quá trình liên tục gồm giải quyết các vấn đề khởi đầu sau đó tiếp đến là kế hoạch bảo trì và cải tiến. Vì vậy, bạn luôn đưa đến khách hàng đề xuất SEO để họ thấy công việc tiếp theo và những việc hiện tại đang tiến hành. Giải thích họ biết cái mà bạn sẽ làm tiếp theo để mang đến hiệu quả lâu dài và chất lượng.