Mua Hosting vận hành website bằng WordPress thật đơn giản
Nếu như ở phần 1 loạt bài này mình đã đề cập đến Mua Hosting vận hành website ASP thì ở phần 2 mình sẽ hướng dẫn upload source code (mã nguồn) PHP và database lên Host trên phần mềm quản lý hosting DirectAdmin. Các bạn cũng chú ý thêm rằng ASP chỉ chạy được với Hosting Window và PHP thì chỉ chạy được với Hosting Linux (phổ biến nhất hiện nay).
Bước 1: Upload source code lên Hosting
– Cũng giống như ngôn ngữ ASP bạn có thể dùng một số phần mềm sử dụng giao thức FTP hổ trợ truyền tải dữ liệu như: SmartFTP, CuteFTP Pro, WISE-FTP, FTP Voyager, WS FTP Pro, FileZilla để upload code PHP lên Hosting. Ở đây sẽ hướng dẫn bạn dùng FileZilla sau khi đã mua Hosting vận hành website WordPress tương thích.
– Sau khi đăng nhập vào Host bằng phần mềm FileZilla, Bạn vào thư mục public_html xóa hết những file trong thư mục này và upload code của bạn vào.
Bước 2: Cấu hình Hosting trên phần mềm quản lý DirectAdmin
– Đăng nhập Control Pannel tại : https://ten_server.digistar.vn:2222
Các đường dẫn đăng nhập vào quản lý Hosting, cũng như Username và Password nhà cung cấp Hosting sẽ cấp cho bạn. Màn hình đăng nhập:
Sau khi đăng nhập thành công: Màn hình trang chủ quản lý Linux hosting
Trên màn hình trang chủ quản lý hosting có nhiều chức năng, sau đây sẽ hướng dẫn các phần File Manager , cách tạo Database, Backup database, cấu hình Select PHP version
1.a) File Manager
– Trong mục Your Account chọn File Manager -> public_html sẽ thấy code đã upload lên.
1.b) Tạo database
– Trong mục Your Account chọn MySQL Management – > chọn Create new Database
Tiếp theo nhập đầy đủ thông tin và nhấn Create:
Kết quả thông báo tên database đã tạo xong:
Bạn điền các thông tin như tên database, Username, Password vào file kết nối cơ sở dữ liệu, ở đây là file wp-config.php
1.c) Import database
Trong mục Advanced Features -> chọn phpMyAdmin
Xuất hiện màn hình nhập tên database và mật khẩu để đăng nhập vào database
Sau khi đăng nhập thành công sẽ vào quản lý database phpMyAdmin, nhấp chọn tên database bên trái và chọn Import
Bạn có thể Import file nén abc.zip hoặc abc.sql sau đó chọn Go
Quá trình Import database xong:
Kết quả: Như vậy việc Import database lên Hosting đã thành công.
Khi đã đưa database lên xong nếu bạn muốn Backup lại thì sao?
Nhấp chọn tên database bên trái và chọn Export
1.d) Cấu hình Select PHP version
Chọn phiên bản PHP cho phù hợp với mã nguồn PHP đã upload lên host:
– Trong mục Advanced Features -> chọn Select PHP version
Tiếp đến chọn phiên bản PHP đúng với mã nguồn của bạn hoặc cao hơn.(bởi theo nguyên tắt phiên bản cao thì sẽ đọc được phiên bản thấp hơn) -> Chọn xong nhấn set as current. Sau đó Save lại
Bước 3: Các lỗi thường gặp khi upload Source code PHP lên Host nhưng website chưa hoạt động.
– Cấu hình chuỗi kết nối đến cơ sở dữ liệu trong file wp-config.php: gồm các thông số tên database, user, password
– Chưa cấu hình phiên bản PHP trong DirectAdmin phù hợp với phiên bản mã nguồn PHP.
– Khi upload hình có báo lỗi: “File upload stopped by extension.”
Lỗi này do chưa chọn đúng phiên bản PHP, bạn vào quản lý DirectAdmin chọn phiên bản PHP là 5.3 sau đó kiểm tra lại.
– Link website bị lỗi: Do khi Import database lên host bạn chưa đổi domain
Ví dụ: Địa chỉ URL ở dưới localhost: http://localhost:8080/demo khi upload database lên host bạn cần chỉnh lại thành domain của bạn, ví dụ thành http://demo.com/
Đổi bằng cách vào trong quản lý admin của WordPress: Từ menu Settings -> General và thay đổi 2 trường sau:
WordPress Address (URL) : http://demo.com/
Site Address (URL) : http://demo.com/
Cách khác: Bạn có thể vào đổi trực tiếp trong database bằng cách tìm đến bảng options hoặc wp_options
Lời kết : mua Hosting vận hành website với WordPress thật dễ dàng sau khi bạn đã đọc xong bài hướng dẫn này đúng không nào. Nếu có bất cứ vấn đề gì đừng ngần ngại hãy tìm hiểu thêm tại trang hỗ trợ kiến thức tài liệu của DIGISTAR hoặc các bài viết cùng chủ đề ở mục Blog DIGISTAR này.