Bảo mật website có thể hiểu là một loại chức năng hoặc thao tác quan trọng, cần thiết trong quá trình sử dụng và vận hành website. Để trang web có thể hoạt động tốt, các nhà quản trị website cần thực hiện các thao tác bảo mật thường xuyên, kịp thời để tránh việc các hacker hoặc đối thủ chơi xấu khiến website của bạn bị hack.
LÀM GÌ ĐỂ CẢI THIỆN BẢO MẬT WEBSITE?
Khả năng bảo mật của một website ảnh hưởng rất nhiều đến tốc độ và khả năng hoạt động của website đó trên thị trường trực tuyến, vì vậy, nếu đã và đang trong quá trình thiết kế website doanh nghiệp, website bán hàng… hay website trong bất kì lĩnh vực gì, bạn cũng nên kiểm tra và cài đặt các tính năng cần thiết về bảo mật.
1. Cài đặt chứng chỉ SSL
SSL (Secure Sockets Layer) là tiêu chuẩn về bảo mật trang web được nhiều trang tìm kiếm đánh giá cao. Hiện trên thế gới có hàng triệu website đang sử dụng chứng chỉ này và hoạt động vô cùng mạnh mẽ. Khi thiết kế website, bạn có thể yêu cầu đơn vị, dịch vụ thiết kế web chuyên nghiệp cài đặt chứng chỉ SSL cho mình. Hầu hết các đơn vị thiết kế web chuyên nghiệp hiện nay đều có cung cấp dịch vụ này.
2. Back up dữ liệu thường xuyên
Theo các chuyên gia về an ninh mạng, việc back up / cập nhật dữ liệu thường xuyên sẽ luôn duy trì các phần mềm quản lý website ở phiên bản mới nhất, từ đó dễ dàng phát hiện lỗi hoặc các lỗ hổng trên hệ thống.
Nếu chẳng may bị kẻ xấu hack và phá hoại website của bạn thì bạn cũng đã sao lưu cẩn thận và khôi phục lại dữ liệu mới nhất.
3. Quét virus
Quét virus là thao tác rất hữu ích để bảo vệ website. Bạn có thể quét tất cả các tập tin trên máy chủ trong một thời gian nhất định, có thể định kì hằng tuần hoặc hằng tháng. Tất nhiên để quét virus hiệu quả bạn cũng cần cài đặt các chương trình, phần mềm quét virus mạnh trên trang của mình.
4. Tăng cường mức độ bảo mật trên website
Ngoài ra, bạn cũng có thể tối ưu các phần tử trên website để đạt hiệu quả bảo mật tốt nhất. Các tác vụ có thể thực hiện trên website có thể kể đến:
- Xóa các plug-in, các chức năng không cần sử dụng đến.
- Vô hiệu hóa tất cả module không cần thiết.
- Phân cấp người dùng khoa học.
- Thiết lập quyền truy cập/hạn chế truy cập vào các tập tin và thư mục nhất định.
- Thu thập các tập tin ghi nhận hoạt động, thường xuyên kiểm tra các hoạt động đáng ngờ.
- Sử dụng mã hóa và các giao thức an toàn.
5. Cài đặt mật khẩu mạnh
Đối với các mật khẩu truy cập được vào trang điều khiển của website, bạn nên đặt mật khẩu mạnh, phức tạp để tránh tạo lỗ hổng cho các hacker xâm nhập vào website của bạn. Bạn có thể thay đổi mật khẩu định kỳ theo mỗi tháng hoặc mỗi 3 – 6 tháng để đảm bảo an toàn.
Chúc các bạn thành công.