Tăng tốc website WordPress
Rất vui được gặp lại các bạn trong phần tiếp theo của bài viết Hướng dẫn tăng tốc website WordPress. Ở bài viết trước tôi có giới thiệu tới các bạn tại sao tốc độ lại quan trong, cách kiểm tra tốc độ cũng như nguyên nhân khiến trang WordPress của bạn chậm đi.
Ở bài viết tiếp theo này, chúng ta sẽ tìm hiểu đến một số thủ thuật để trang WordPress của bạn có được tốc độ tốt nhất.
Tăng tốc website WordPress dễ dàng mà không cần biết về code
Chúng ta có thể biết rằng việc thay đổi cấu hình trang WordPress là một ý nghĩa đáng sợ cho người mới bắt đầu; đặc biệt nếu bạn không phải dân kỹ thuật.
Nhưng đừng lo lắng, bạn sẽ không một mình. Cộng đồng WordPress đông đảo sẽ hỗ trợ bạn nếu bạn gặp khó khăn gì với trang WordPress của mình.
Phần này tôi sẽ hướng dẫn bạn tăng tốc WordPress bằng vài cú nhấp chuột mà không cần biết code.
1. Cài đặt Caching Plugin cho WordPress
Có thể bạn chưa biết; khi có người dùng truy cập vào website của bạn, website sẽ bắt đầu chạy một quá trình để tìm kiếm các thông tin cần thiết, gom chúng lại và hiển thị cho người dùng xem. Quá trình này bao gồm rất nhiều bước, và nó có thể làm chậm website của bạn đi nếu cùng lúc có nhiều người truy cập. Đó là lý do tại sao tôi hướng các bạn nên cài caching plugin cho WordPress.
Caching plugin được biết đến là bộ nhớ đệm; bộ nhớ đệm này có thể khiến trang WordPress của bạn chạy nhanh hơn từ 2 đến 5 lần. Vậy nó làm thế nào để làm được điều đó? Sau đây là cách bộ nhớ đệm hoạt động:
- Thay vì phải chạy mỗi quá trình khi có người dùng truy cập, bộ nhớ đệ sẽ tạo một bản sao sau khi có người truy cập vào website bạn lần đầu tiên; và khi người dùng tiếp theo truy cập vào website của bạn thì bộ nhớ đệm sẽ phản hồi lại bản sao đã được lưu thay vì phải chạy lại quá trình.
Trong kho plugin của WordPress có rất nhiều Caching Plugin. Nhưng ở đây tôi khuyên các bạn nên dùng plugin W3 Total Cache hoặc WP Super Cache.
Lưu ý:
W3 Total Cache có nút check chọn memcaced để cache dữ liệu. Nhưng để chức năng này hoạt động được thì trên server phải có 2 thành phần sau:
- Trên server phải được cài đặt memcached services.
- PHP trên server phải bật PHP memcache hoặc PHP memcached.
Nếu trên server thiếu 1 trong 2 thành phần trên thì W3 Total Cache không thể sử dụng được chức năng memcahced. Nhà cung cấp WordPress Hosting hỗ trợ memcached trên server tại Việt Nam bạn có thể tham khảo: DIGISTAR
2. Tối ưu hình ảnh để tăng tốc độ tải.
Chắc hẳn các bạn cũng biết; hình ảnh mang lại cho nội dung website của bạn thêm sinh động và không gây cảm giác nhàm chán. Nó quyết định đến 80% người dùng sẽ xem nội dung của bạn; chắc bạn cũng sẽ không muốn xem nội dung mà ở đó toàn là chữ đúng không.
Nhưng nếu hình ảnh của bạn không được tối ưu hóa, nó có thể gây hại hơn là có lợi. Trong thực tế, hình ảnh chưa tối ưu hóa là vấn đề phổ biến liên quan tới tốc độ website.
Ở đây tôi cũng chia sẽ một trường hợp thực tế mà tôi đã gặp: Khách hàng của tôi họ sử dụng hình ảnh có chất lượng cũng được xếp vào hạng khủng; mỗi trang họ đặt từ 4-5 hình và dung lượng mỗi hình là khoảng 10 MB. Do đó, mỗi khi ta truy cập vào một mục trên website sẽ phải tải hơn 40 MB; với tộc độ internet trung bình ở Việt Nam thì để tải một mục trên website đó mất không dưới 60 giây. Đó là lý do tại sao họ than phiền với tôi rằng tốc độ truy cập website rất chậm; thì để khắc phục tôi đã tối ưu lại các hình ảnh trên website và hiện tại website đã đạt tốc độ ổn định.
Ở đây tôi muốn nói tới các bạn, trước khi bạn tải ảnh từ điện thoại, máy ảnh, máy tính, … thì bạn nên sử dụng phần mềm chỉnh sửa ảnh để tối ưu các hình ảnh này. Một số công cụ bạn có thể tham khảo như:
- Adobe Photoshop
- TinyPNG
- JPEG Mini
- ImageOptim
Lời kết
Sau khi cài đặt bộ nhớ đệm và tối ưu hóa hình ảnh cho website của bạn; tại sẽ nhận thấy website của bạn chạy nhanh hơn rất nhiều.
Nhưng nếu bạn muốn giữ cho website của bạn ngày càng nhanh càng tốt; bạn cần phải vận dụng thêm một số mẹo vào website của mình. Những mẹo này sẽ không bắt bạn phải biết quá nhiều về kỹ thuật; nhưng chắc chắn bạn không cần biết gì về code cũng có thể thực hiện được. Nó được sử dụng để ngăn chặn các vấn đề phổ biến làm chậm website của bạn.
Ở bài viết tiếp theo cũng là bài viết cuối cùng trong chuỗi bài viết hướng dẫn tăng tốc website WordPress. Tôi sẽ giới thiệu tới bạn đọc các mẹo này và cách áp dụng vào trang WordPress của bạn. Mong các bạn sẽ đón theo dõi.
Cám ơn các bạn đã dành thời gian để theo dõi bài viết này.
Tác giả: Trịnh Đức Minh