“Nhất CPU nhì Chipset” cho thấy tầm quan trọng của CPU với vai trò là bộ não của một máy tính. Và đối với một siêu máy tính như Server, CPU là một bộ não của cả hệ thống, vì thế không như các loại CPU dòng phổ thông như Core Duo, Celeron, Core i3/i5/i7. Mà đó là một CPU rất đặc thù – CPU Xeon của Intel. Bài viết này sẽ nói về CPU của Intel mà không phải các hãng khác như kình địch AMD vì Xeon là một huyền thoại và đang được sử dụng rất thông dụng bởi các nhà cung cấp giải pháp Server hàng đầu.
1. CPU Xeon là gì?
Khái niệm và nguyên lý của một CPU rất dài dòng nên DIGISTAR sẽ không đề cập quá sâu mà chỉ nói về dòng Xeon dành cho máy chủ. Bạn có thể tìm hiểu sâu thêm về CPU tại đây.
CPU Xeon là dòng CPU của hãng Intel – tập đoàn nổi tiếng nhất thế giới, hầu hết các dòng máy tính hiện nay đều sử dụng CPU của hãng này. Cũng như các CPU khác, Xeon có đầy đủ cấu hình và chức năng cần thiết cho một máy tính thông thường và đặc biệt là cho máy trạm hoặc Server.
Ngoài dòng CPU Xeon dành cho máy tính cần hiệu năng cao, Intel còn sản xuất các dòng CPU Core i3, i5, i7 mà các bạn thường thấy trên máy tính phổ thông.
2. Sự khác nhau giữa CPU Xeon và các CPU Core i
Để hiểu được về Xeon, chúng ta sẽ dùng dòng phổ thông Core i để so sánh. Từ đó sẽ thấy sự khác biệt mà CPU Xeon mang lại cho Server.
–CPU Core i: Được ra đời vào cuối năm 2008, là bước đột phá trong việc nâng cấp bộ vi xử lí của máy tính để bàn, laptop và thiết bị di động. CPU mang lại những lợi ích như mạnh mẽ hơn tiết kiệm năng lượng và các tính năng mới hơn so với các dòng Core Dou, Pentium. Ngày nay, với Core i thế hệ 8 cùng tiến trình 14nm, dòng CPU này thống trị ở tất cả các dòng máy phổ thông trên hầu hết các siêu thị điện máy khắp Thế Giới.
–CPU Xeon:
- Được ra mắt vào năm 2004 dành cho máy tính có hiệu năng cao, đánh dấu sự khởi đầu của x86 64-bit của CPU Intel kéo dài cho đến ngày nay. Năm 2013 Intel đã giới thiệu 3 dòng CPU Xeon mới dành cho doanh nghiệp là Xeon E3, Xeon E5 và Xeon E7. Cũng giống như Core i, các dòng Intel Xeon mới lần lượt ra đời và được nâng cấp hiện đại hơn.
- CPU Xeon E7-8894 v4 là phiên bản vi xử lý mới nhất cùng tiến trình 14nm, có 24 lõi, 48 luồng, bộ đệm (cache) L3 60 MB và TDP 165 W. Xung nhịp mặc định của chip là 2,4 GHz, Turbo Boost lên 3,4 GHz; hỗ trợ thiết lập RAM DDR3/DDR4 chạy 4 kênh với tối đa 3 TB dung lượng bộ nhớ DRAM mỗi socket (mỗi CPU). Ngoài ra mỗi CPU còn hỗ trợ 32 lane PCIe 3.0 và 3 liên kết QPI (QuickPath Interconnect) tốc độ 9,6 GT/s dành cho các thiết lập đa socket.
- Những vi xử lý thuộc dòng Xeon E7 đa nhân của Intel được thiết kế dành cho máy chủ với nhu cầu xử lý cực mạnh với các thiết lập đa CPU như 4, 8 hoặc nhiều hơn. Những hệ thống như vậy thường có nhu cầu hoạt động 24/7/365 và đây là lý do khiến dòng Xeon E7 cũng như các CPU dùng kiến trúc Broadwell-EX hỗ trợ một loạt các tính năng RAS (về độ ổn định, sẵn có và bảo trì).
Qua các thông tin trên, chúng ta có thể thấy sự khác nhau lớn nhất giữa 2 dòng CPU như sau :
-Dòng CPU Core i dành cho máy tính để bàn, laptop, các máy tính không yêu cầu độ ổn định cao như Server và Workstation. Chủ yếu dùng để xử lý các tác vụ văn phòng, đồ họa và các game nhẹ, thích hợp cho người dùng cá nhân, dân văn phòng,…
-Đối với các dòng CPU Xeon thì chủ yếu được trang bị trong các máy chủ. Xeon E3 trong các máy chủ cấp thấp (low-end-server) và máy chủ cở nhỏ (micro server) và cũng là vi xử lí đầu tiên sản xuất dựa trên kiến trúc Haswell của Intel. Xeon E5 và Xeon E7 với hiệu năng rất cao chủ yếu được dùng làm data center, phân tích big data, xử lý dữ liệu doanh nghiệp, cơ sở dữ liệu cũng như các bài thử nghiệm benchmark đặc thù như SPECint_base2006, SPECompG_2012,…
-CPU Xeon cho phép một máy tính dùng chung nhiều CPU. Chip Xeon có loại chỉ dùng 1 CPU, 2 CPU và cũng có loại dùng nhiều CPU 4-8 hoặc nhiều hơn nữa. Loại Xeon dùng nhiều CPU thì giá khá cao, phổ biến nhất là loại Xeon dùng 2 CPU, được thiết kế 2 QPI (QuickPath Interconnect) dùng để giao tiếp với RAM Server và Mainboard Server được dùng chéo qua nhau.
-Ở Core i7 thì Intel tắt đi 1 cái QPI (QuickPath Interconnect) (vẫn có trên CPU nhưng bị tắt đi) nên không chạy một lúc 2 hay nhiều CPU được.
-Tuy CPU Xeon đơn cũng tương tự như Core i7, nhưng lại có thêm khả năng dùng RAM ECC và 1 số thông số nhỏ (nhưng phải được Mainboard hỗ trợ), hoạt động liên tục trong thời gian dài. Trong môi trường máy chủ và máy trạm thì quan trọng nhất là khả năng dùng RAM ECC, băng thông trong RAM nhiều, đa luồng và khả năng dùng được nhiều CPU, chính điều này mang lại ưu thế cho CPU Xeon.
Kết luận
Với hơn 7,6 tỷ bóng bán dẫn, một con CPU Xeon mới nhất của Intel có thể coi là một con quái vật. Mọi tác vụ xử lý chỉ trong tích tắc từ Xeon có thể khiến Server mà bạn sở hữu trở thành chỗ dựa vững chắc cho các dịch vụ cao cấp mà nó mang lại. Đầu tư cho một thứ như bộ não thì luôn chính xác và đáng đồng tiền, vì thế nếu phải đắn đo tài chính để chọn thứ tốt nhất giữa Ram và CPU hay GPU, hãy chọn CPU đầu tiên.