5/5 - (9467 bình chọn)

Chứng chỉ SSL là thành phần không thể thiếu trong bảo mật website

SSL (Sercure Socket Layer) là giao thức bảo mật cần thiết và đặc biệt quan trọng trong các hoạt động thương mại điện tử. Hiện nay, hầu hết các website lớn đã và đang sử dụng các chứng chỉ SSL nhằm nâng cao tính bảo mật và tối ưu hóa SEO.

Trong bài viết này DIGISTAR sẽ giới thiệu tới các bạn khái niệm về SSL, tại sao ta nên sử dụng SSL và các loại chứng chỉ SSL nên dùng.

ssl

(Nguồn hình: internet)

1.  SSL là gì?

SSL là giao thức bảo mật thông tin mạng được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, nhằm mã hóa dữ liệu và cung cấp một kênh an toàn cho người dùng trong việc trao đổi dữ liệu tới website. Giao thức này sẽ đảm bảo dữ liệu trao đổi giữa người dùng và website đều riêng tư và toàn vẹn.

ssl-certificates1

(Nguồn hình: internet)

SSL được ám chỉ là một lớp bảo mật trung gian giữa Transport Layer và Application Layer. Và để bảo mật thông tin thì SSL ra đời kết hợp với 3 yếu tố để thiết lập cơ chế mã hóa dữ liệu cho người dùng khi trao đổi qua mạng:

  • Xác thực: Đảm bảo tính xác thực của trang mà bạn sẽ trao đổi dữ liệu. Những website sử dụng SSL sẽ được truy cập bằng giao thức https và có hình ổ khóa.
  • Mã hóa: Đảm bảo rằng dữ liệu của bạn sẽ không thể truy cập bởi bên thứ 3, thường là các hacker. Việc này sẽ khắc phụ gần như hoàn toàn được việc xem trộm thông tin khi truyền qua môi trường Internet. Dữ liệu của bạn sẽ được mã hóa bằng các thuật toán mã hóa hiện đại nhất.
  • Toàn vẹn dữ liệu: Đảm bảo thông tin trao đổi giữa bạn và website được toàn vẹn và không bị thay đổi khi truyền trên môi trường internet.

2. Tại sao phải sử dụng SSL?

Khi ta có một website cho phép tương tác với người dùng như đăng nhập, khai báo thông tin cá nhân, tài khoản FTP, Mail Service, VPN, … hoặc bất kỳ thông tin nào từ người dùng thì điều đầu tiên ta cần quan tâm là dữ liệu của người dùng phải đảm bảo an toàn và không bị đánh cắp bởi hacker. Đó là lý do đầu tiên tại sao ta cần phải sử dụng SSL cho website.

Lấy ví dụ khi ta trao đổi dữ liệu giữa người dùng và website. Nếu không sử dụng SSL thì trong quá trình trao đổi dữ liệu, hacker sẽ sử dụng các công cụ để bắt các gói tin (capture) và phân tích để lấy được các thông tin bạn đã trao đổi rất dễ dàng. Còn khi bạn sử dụng SSL thì dữ liệu đã được mã hóa nên dù hacker có bắt gói và phân tích thì cũng khó có thể lấy được thông tin này.

Mặt khác, google cũng đã thông báo về việc ưu tiên xếp hạng các website dựa trên giao thức SSL. Vì vậy, nếu bạn muốn website của mình đạt thứ hạng cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm của google thì việc sử dụng SSL là rất cần thiết.

3. Các loại chứng chỉ SSL:

DV-SSL: (Domain Validated SSL)

Dành cho các KH cá nhân, doanh nghiệp nhỏ với khả năng mã hóa cơ bản và giá thành khá rẻ. Loại chứng chỉ này chỉ yêu cầu xác minh quyền sở hữu tên miền. Thời gian đăng ký và xác minh rất nhanh.

OV-SSL: (Organization Validation SSL)

Đây là loại chứng chỉ xác thực tổ chức. Dành cho các tổ chức doanh nghiệp có độ tin cậy cao. Chứng chỉ này yêu cầu xác mình tên miền kèm theo đó phải xác minh được doanh nghiệp đang hoạt động. Tên doanh nghiệp cũng sẽ được hiển thị chi tiết ở chứng chỉ OV.

So sánh dịch vụ OV SSL giữa các CA Quốc tế bạn có thể xem thêm tại ĐÂY.

EV-SSL: (Exented Validation SSL)

Đây là loại xác thực có độ tin cậy cao nhất, sử dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức đang hoạt động. Chứng chỉ loại này tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của tổ chức CA-Browser Forum trong quá trình xác minh doanh nghiệp. Đối với loại chứng chỉ này sẽ hiển thị tên doanh nghiệp màu xanh trên thanh địa chỉ. Điều này làm tăng độ tin cậy của website đối với người dùng.

ssl2

Wildcard SSL:

Loại xác thực này dành cho website có nhu cầu sử dụng SSL cho nhiều subdomain khác nhau. Điều đặc biệt ở Wildcard SSL là có thể áp dụng được tất cả các subdomain của tên miền đăng ký mà chỉ với một chứng chỉ duy nhất.

UC/SAN SSL:

Đây là loại chứng chỉ được thiết kế cho các ứng dụng Communication của Microsoft như Microsoft Exchange Server, Microsoft Office Communications, Lync.

Một số gói điển hình được sử dụng cho Exchange Server như:

  • GeoTrust QuickSSL Premium
  • GeoTrust True BusinessID
  • GeoTrust True BusinessID EV
  • Thawte Web Server
  • Thawte Web Server EV
  • Symantec Secure Site
  • Symantec Secure Site EV

4. Lời kết:

Qua bài viết này DIGISTAR mong muốn bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về SSL và các chứng chỉ SSL phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng nhằm bảo mật thông tin cho website của bạn tốt nhất. Khi các bạn cần đăng ký sử dụng SSL, các bạn có thể liên hệ tới các nhà cung cấp ủy quyền như: DIGISTAR, NhanHoa, Vinahost, …

Tác giả: Trịnh Đức Minh